Cách dậy sớm vào buổi sáng

Huỳnh Phương (Theo Everyday Health) |

Thói quen ngủ sớm, dậy sớm, ngủ đủ giấc mỗi ngày đều có tác động tích cực đến sức khỏe. Chất lượng giấc ngủ tốt giúp bạn phòng tránh suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi và căng thẳng.

1. Thay đổi thời gian thức dậy dần dần

Bạn không nên chuyển thời gian thức dậy từ lúc 9 giờ sáng sang lúc 7 giờ sáng ngay lập tức, mà cần có thời gian để cơ thể thích nghi với sự thay đổi. Bạn có thể thay đổi dần từng chút một, như vậy việc thiết lập lại sẽ bền vững hơn.

Cách tốt nhất để thay đổi thành công chu kỳ giấc ngủ của bạn là thực hiện dần dần với khoảng thời gian từ 15 - 20 phút. Lý tưởng nhất là bạn nên dành cho mình ít nhất ba đêm để làm quen với lịch trình mới.

2. Đừng ngủ muộn vào cuối tuần

Nếu rảnh rỗi vào tối thứ Sáu và nghĩ sẽ thức muộn để sáng hôm sau có thể ngủ nướng đến trưa, bạn không nên làm điều đó. Việc nằm trên giường đến trưa vào cuối tuần sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực trong tuần, làm gián đoạn đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể.

3. Thư giãn 2 giờ trước khi đi ngủ

Bạn hãy thư giãn trước khi đi ngủ và bắt đầu bằng cách dừng tất cả các hoạt động, nghĩa là không có email công việc, không có bài tập về nhà, không tập luyện nghiêm ngặt.

Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng chói, giảm độ sáng trên màn hình điện thoại, máy tính của bạn và tốt hơn nữa là cất các thiết bị khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ. Trong thời gian thư giãn, bạn có thể đọc tiểu thuyết, nhật ký hoặc thiền.

4. Chuẩn bị bữa ăn và lập danh sách việc cần làm vào buổi tối

Nếu bạn là một người chuyên thức đêm cố gắng thức dậy sớm, hãy cân nhắc việc cắt giảm các hoạt động buổi sáng để có thể ngủ thêm vài phút.

Bạn có thể chuẩn bị quần áo, bữa sáng, bữa trưa vào tối hôm trước hoặc chuyển sang tập luyện vào giờ ăn trưa, thay vì tập thể dục buổi sáng.

Tốt nhất bạn nên dành thời gian vào đêm hôm trước để soạn thảo danh sách việc cần làm, kiểm tra lịch trình đi học và làm việc của gia đình để biết điều gì sẽ xảy ra. Bạn có thể ngủ ngon hơn khi biết rằng bạn đã sắp xếp các sự kiện của ngày hôm sau theo thứ tự.

5. Tránh dùng chất caffeine sau bữa trưa

Mặc dù bạn có thể cần một tách cà phê sau bữa trưa để giúp bạn vượt qua thời gian còn lại của ngày làm việc, nhưng chất caffeine có trong cà phê có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm. Đó là lí do bạn không nên uống cà phê sau 12 giờ trưa.

Điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm bạn dự định đi ngủ, nhưng lưu ý, bạn nên tránh dùng thức uống có chất caffeine khoảng 8 giờ trước khi đi ngủ.

Huỳnh Phương (Theo Everyday Health)
TIN LIÊN QUAN

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh mất ngủ kinh niên

LÝ LINH (THEO HEALTH) |

Mất ngủ kinh niên (mãn tính) là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe, môi trường sống, thói quen sinh hoạt hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần của người bệnh.

Công thức giúp ngủ ngon

Thanh Thanh |

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, não bộ. Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc khiến nhiều người kiệt quệ sức lực, làm việc kém hiệu quả.

Tác dụng của ngủ đủ giấc đối với sức khoẻ

HƯƠNG SƠN (THEO EAT THIS NOT THAT) |

Ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện và cân bằng cả tinh thần lẫn thể chất. Dưới đây là một số tác dụng quan trọng của việc ngủ đủ giấc đối với sức khỏe.

Khánh Huyền: Tôi có thể thức khuya, dậy sớm để chuẩn bị bữa cơm ngày Tết

An Nhiên |

Thừa nhận mình không phải là người phụ nữ khéo tay nhưng Khánh Huyền lại sẵn sàng thức khuya, dậy sớm để chuẩn bị cho gia đình những bữa ăn ngày Tết trọn vẹn.

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh mất ngủ kinh niên

LÝ LINH (THEO HEALTH) |

Mất ngủ kinh niên (mãn tính) là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe, môi trường sống, thói quen sinh hoạt hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần của người bệnh.

Công thức giúp ngủ ngon

Thanh Thanh |

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, não bộ. Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc khiến nhiều người kiệt quệ sức lực, làm việc kém hiệu quả.

Tác dụng của ngủ đủ giấc đối với sức khoẻ

HƯƠNG SƠN (THEO EAT THIS NOT THAT) |

Ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện và cân bằng cả tinh thần lẫn thể chất. Dưới đây là một số tác dụng quan trọng của việc ngủ đủ giấc đối với sức khỏe.

Khánh Huyền: Tôi có thể thức khuya, dậy sớm để chuẩn bị bữa cơm ngày Tết

An Nhiên |

Thừa nhận mình không phải là người phụ nữ khéo tay nhưng Khánh Huyền lại sẵn sàng thức khuya, dậy sớm để chuẩn bị cho gia đình những bữa ăn ngày Tết trọn vẹn.