Nên khám định kỳ răng mỗi 6 tháng

Tâm An |

Để ngừa sâu răng, cần chải răng sau ăn, trước khi ngủ kết hợp với các biện pháp làm sạch như dùng chỉ tơ nha khoa, súc miệng với nước súc miệng phù hợp và khám răng định kỳ mỗi 6 tháng theo khuyến cáo của bác sĩ.

TS.BS Nguyễn Quang Tâm - Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM đã có những chia sẻ về bệnh sâu răng.

1. Bệnh sâu răng là gì

Sâu răng là tình trạng men, ngà răng hoặc cả tuỷ răng bị phá huỷ do các vi khuẩn như Streptococcus mutans, Lactobacilus sống ở môi trường trong miệng của con người.

Các vi khuẩn này sử dụng các thức ăn, tinh bột mà con người ăn vào hàng ngày nhưng không có biện pháp làm sạch đầy đủ để tạo ra acid làm phá huỷ các mô răng.

2. Triệu chứng của sâu răng?

Triệu chứng sớm của sâu răng là các đốm trắng trên bề mặt răng và sau đó là dạng mô răng bị phá huỷ, vỡ ra hay đổi màu.

Khi đã vỡ hay phá huỷ bề mặt men răng thì sâu răng không thể tự phục hồi. Sâu răng có thể dẫn tới viêm tuỷ hay viêm nha chu.

Sâu răng thường gặp ở trũng rãnh các răng sau, mặt bên gần và xa của mỗi răng, mặt ngoài hay mặt trong mỗi răng và sâu chân răng.

3. Các triệu chứng có thể gặp khi sâu răng

Khi răng bị sâu, người bệnh sẽ hay bị giắt thức ăn giữa kẽ răng và ê khi uống lạnh và ăn ngọt. Nặng hơn, có thể xuất hiện những cơn đau nhẹ thoáng qua, nhìn vào các bề mặt răng có thể thấy đốm vàng hoặc đen, dẫn đến khó chịu khi ăn nhai và có thể hôi miệng.

4. Các biện pháp phòng ngừa sâu răng

Để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em, cần phải chải và làm sạch răng cho bé sau khi ăn. Mỗi khi bé bú, phải làm sạch răng bằng gạc tẩm nước hoặc cho bé uống nhiều nước lọc. Tránh cho bé ăn các loại kẹo ngọt có hàm lượng đường cao và dẫn bé đi khám răng mỗi 6 tháng theo định kỳ.

Ở người lớn, cần chải răng sau mỗi bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Cùng với đó, cần kết hợp với các biện pháp làm sạch như dùng chỉ tơ nha khoa, súc miệng với nước súc miệng phù hợp và khám răng định kỳ mỗi 6 tháng theo khuyến cáo của bác sĩ.

5. Tại sao phải đến gặp bác sĩ ngay cả khi chưa bị sâu răng?

Các bác sĩ với nhiều kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn có thể cảnh báo sớm những dấu hiệu sâu mới chớm và hướng dẫn chúng ta có những biện pháp vệ sinh răng miệng phù hợp để làm ngưng và ngăn quá trình sâu răng lan rộng hơn.

Nếu răng đã bị sâu thì tuỳ theo tình trạng và kích thước lỗ sâu mà bác sĩ có thể tư vấn chúng ta trám với vật liệu phù hợp hoặc phải điều trị tuỷ trước khi trám và làm phục hình cố định mão răng. Trường hợp xấu nhất, các bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ răng khi bị nhiễm trùng lan rộng vào xương.

Tâm An
TIN LIÊN QUAN

Tác dụng của dầu dừa đối với sức khoẻ răng miệng

Lâm Anh T/H |

Dầu dừa được đánh giá như là một loại nước súc miệng từ thiên nhiên có tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ răng miệng.

Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao: Làm sao để ứng phó?

Tâm An |

Số trường hợp bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng hàng tuần luôn thấp hơn khoảng 2/3 so với cùng kỳ năm 2019 trong 6 tháng đầu năm nay. Trong tuần đầu tháng 7, số người đến khám và nhập viện vì 2 bệnh này đều tăng, dự đoán mùa cao điểm của hai bệnh này đang có dấu hiệu quay trở lại TPHCM. 

Cứu sống bé gái 14 tuồi bị thoát vị nội hiếm gặp

Tâm An |

Một bé gái 14 tuổi bị thoát vị nội hiếm gặp vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố cứu sống. 

Chăm sóc và phòng ngừa tổn thương tì đè ở người cao tuổi

Tâm An |

Người cao tuổi khi mắc các bệnh lý tai biến, liệt hoặc sau các phẫu thuật lớn như phẫu thuật gãy cổ xương đùi, đặt stent…thường phải nằm lâu, không được xoay trở nên dễ xuất hiện các vết loét tì đè. Tùy vào mức độ tổn thương cần có can thiệp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Tác dụng của dầu dừa đối với sức khoẻ răng miệng

Lâm Anh T/H |

Dầu dừa được đánh giá như là một loại nước súc miệng từ thiên nhiên có tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ răng miệng.

Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao: Làm sao để ứng phó?

Tâm An |

Số trường hợp bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng hàng tuần luôn thấp hơn khoảng 2/3 so với cùng kỳ năm 2019 trong 6 tháng đầu năm nay. Trong tuần đầu tháng 7, số người đến khám và nhập viện vì 2 bệnh này đều tăng, dự đoán mùa cao điểm của hai bệnh này đang có dấu hiệu quay trở lại TPHCM. 

Cứu sống bé gái 14 tuồi bị thoát vị nội hiếm gặp

Tâm An |

Một bé gái 14 tuổi bị thoát vị nội hiếm gặp vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố cứu sống. 

Chăm sóc và phòng ngừa tổn thương tì đè ở người cao tuổi

Tâm An |

Người cao tuổi khi mắc các bệnh lý tai biến, liệt hoặc sau các phẫu thuật lớn như phẫu thuật gãy cổ xương đùi, đặt stent…thường phải nằm lâu, không được xoay trở nên dễ xuất hiện các vết loét tì đè. Tùy vào mức độ tổn thương cần có can thiệp điều trị và chăm sóc phù hợp.